Tiếp địa thang máy: Vai trò và tầm quan trọng

Trong quá trình lắp đặt thang máy, không chỉ quan trọng về khía cạnh cơ khí, mà an toàn và trải nghiệm người sử dụng luôn được đặt lên hàng đầu. Trong số các yếu tố quyết định an toàn, hệ thống tiếp địa thang máy đóng một vai trò quan trọng. Vậy tại sao lại như vậy? Làm thế nào quá trình thi công tiếp địa thang máy diễn ra? Cùng xem xét những lưu ý cần chú ý trong quá trình này.

Tiếp địa thang máy là gì?

Hệ thống tiếp địa thang máy giúp triệt tiêu điện nhiễu trong quá trình vận hành thang giúp đảm bảo độ an toàn, ổn định và tuổi thọ của thiết bị. Không những thế nó còn giúp chuyền điện xuống đất trong trường hợp bị rò điện cao thế vào cabin, cửa cabin hay cửa thang, các thiết bị điện trên phòng máy đảm bảo an toàn tối đa cho người sử dụng cũng như kỹ thuật viên khi thao tác gần thiết bị.

Thang máy không có tiếp địa thì sẽ ảnh hưởng gì?

Một trong những điều tiên quyết khi bắt đầu lắp đặt thang máy, xây dựng giếng thang nên là thi công hệ thống tiếp địa cho thang máy. Bởi nhắc đến mẫu thang máy chất lượng, bên cạnh yếu tố về hoạt động êm ái, ổn định thì sự an toàn trong quá trình sử dụng sẽ được khách hàng ưu tiên hàng đầu.

Khi sử dụng thang máy không có hệ thống tiếp địa, người dùng thường phải đối mặt với hai vấn đề phiền phức.

  • Cảm giác tê tay: Việc này xảy ra khi tiếp xúc với tay vịn và phím điều khiển. Điều này cực kỳ nguy hiểm bởi lúc này dòng điện đã bị lan ra khắp thang máy có thể khiến người sử dụng bị giật bất cứ lúc nào.
  • Màn hình hiển thị bị nhiễu: Trên bảng gọi tầng thường bị nhiễu, gửi thông tin không chính xác có thể khiến hệ thống thang hoạt động sai lệch gây ra rất nhiều bất tiện và lo lắng cho hành khách.

Những vấn đề này có thể dẫn đến tình trạng cảm giác mất an toàn và sự khó chịu trong quá trình di chuyển, đồng thời gây cản trở trong việc cứu hộ thang máy khi có sự cố. Việc thiếu hệ thống tiếp địa không chỉ ảnh hưởng ngay từ đầu mà còn có thể gây ra vấn đề về an toàn, trải nghiệm người dùng và độ bền của thang máy theo thời gian.

Tiêu chuẩn thi công tiếp địa thang

Để có thể phát huy được hết vai trò, tầm quan trọng của tiếp địa đối với mỗi thiết bị thang máy, điều này đòi hỏi các kỹ thuật viên khi thi công, lắp đặt cần đưa vào sử dụng một cách chuẩn xác nhất. Chính việc có thể ứng dụng thiết bị một cách hợp lý, đảm bảo chất lượng mới có thể giúp thang máy đẹp khi đưa vào sử dụng có chất lượng tốt, bền bỉ, an toàn tuyệt đối với người sử dụng.

Cách thi công tiếp địa thang máy như sau:

Vị trí đóng cọc

  • Để thuận tiện cho việc lắp đặt cũng như đi dây điện thì cọc tiếp địa thường được đóng ở ngay vị trí của hố pít thang máy.
  • Với một số công trình như nhà cải tạo, vị trí hố pít bị vướng công trình ngầm hoặc không thể đóng sâu thì cọc tiếp đất có thể được đóng ở những vị trí khác, chẳng hạn bên ngoài nhà.
  • Có một điều mà chúng ta đặc biệt phải lưu ý là vị trí cọc tiếp địa thang máy phải cách xa hệ thống chống sét của ngôi nhà, tòa nhà. Khoảng cách tối thiểu là 6m.

Thiết bị sử dụng

  • Về thiết bị được sử dụng, cọc đồng hoặc thép mạ kẽm thiết diện từ 20mm² có chiều dài từ trên 1,5m được kết nối để tạo thành hệ thống. Số lượng cọc tùy thuộc vào địa chất của từng công trình, với mục đích sao cho điện trở đo được không quá 10 Ohm.
  • Dây tiếp địa: Với thang máy gia đình, thường thì dây điện nối cọc tiếp địa với thang máy là dây có thiết diện tối thiểu 4mm².
  • Đầu dây nên được bắt bằng bulông hoặc hàn với cọc tiếp địa.

Trên thị thị trường hiện nay, đơn giá cho một cọc đồng tiếp đất có giá khoảng 500.000 VNĐ. Như vậy, một bộ phận thiết bị tiếp địa thang máy sẽ bao gồm 3 cọc đồng và dây dẫn, có tổng chi phí ước tính rời vào khoảng 2 triệu đồng.

————————————————————————————

Liên hệ ngay Thang Máy Toàn Phát để được tư vấn miễn phí

Hotline: 0969.538.638

Email: thangmaytoanphat.jsc@gmail.com

Trụ sở Hà Nội: Tầng 4, LK 18.2 Lô B1.1, KĐT Thanh Hà Cienco5, P. Phú Lương, Q. Hà Đông, TP. Hà Nội

Văn phòng Nha Trang: Tầng 2, Lô 08 đường số 4 KĐT VCN Phước Long 1, P. Phước Long, TP. Nha Trang, T. Khánh Hòa

Website: thangmaytoanphat.com