Đặc điểm chung của nhà ống
Được thể hiện ngay từ tên gọi, cấu trúc nhà ống ở dạng dài, hình chữ nhật với mặt tiền chỉ khoảng 3 – 5m, chiều dài từ 10 – 20m. Nhà ống có 2 loại: ống ngang và ống dọc. Tại các khu vực đất đai rộng lớn của nông thôn, người ta có thể xây nhà ống ngang. Thế nhưng tại các đô thị hiện nay, phần lớn người ta lựa chọn loại nhà ống dọc 2 – 6 tầng mới đáp ứng được không gian sinh hoạt cho cả gia đình. Dễ nhận thấy, tại các khu phố, các căn nhà ống được xây dựng liên tiếp, sát kề nhau.
Với diện tích tầng cao như thế cho nên việc di chuyển giữa các tầng sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Bên cạnh cầu thang bộ truyền thống, ngày nay, người ta thường ưu tiên lắp đặt cầu thang máy để hỗ trợ cho quá trình này. Đặc biệt tại các gia đình có người già và trẻ nhỏ, cầu thang máy thực sự là giải pháp khá lý tưởng giúp di chuyển an toàn, hiệu quả.
Trường hợp nhà ống muốn cải tạo và lắp đặt thêm thang máy sẽ phức tạp hơn một chút. Cấu trúc nhà không được thay đổi quá nhiều cùng chiều cao bị cố định nên thực sự cần đến một biện pháp phù hợp mới có thể lắp đặt an toàn và vận hành bền bỉ.
Xem thêm:
- Đặc điểm của việc thiết kế nhà 5 tầng có thang máy 2023
Tại sao cần bố trí thang máy cho nhà ống
Nhiều người thắc mắc rằng, tại sao cần phải bố trí thang máy cho nhà ống, bố trí cầu thang bộ rồi thì thang máy có thừa thãi không. Trên thực tế, sử dụng thang máy mang đến rất nhiều lợi ích không thể bỏ qua.
Tiết kiệm thời gian, công sức: Nếu gia đình bạn sống trong ngôi nhà từ 1 – 2 tầng với không gian rộng rãi thì lắp đặt thêm thang máy thực sự là không cần thiết. Nhưng nếu diện tích mặt đất nhỏ, cần phải tới 5 – 6 tầng mới có thể đáp ứng được tiêu chuẩn sống của gia đình, thiết kế nhà có thang máy giúp tiết kiệm thời gian, công sức khá nhiều.
Chiều cao của ngôi nhà sẽ giao động trong khoảng 15 – 20m, thời gian di chuyển từ tầng 1 lên tầng 6 theo phương thức truyền thống sẽ mất không dưới 10 phút. Trong khi đó, vận tốc trung bình của thang máy đạt 30m/ phút. Tức là, chỉ cần khoảng 1 phút là bạn đã có thể di chuyển lên tầng cao nhất của ngôi nhà chỉ mất vài thao tác đơn giản. Nhiều gia đình sử dụng tầng cao nhất để phơi phóng quần áo hoặc làm kho giữ đồ thì việc di chuyển lại càng trở nên mệt nhọc.
An toàn: Thang máy là một hệ thống máy móc được nghiên cứu và sản xuất dựa trên dây chuyền công nghệ cao. Với lịch sử ra đời và phát triển hàng trăm năm, ngày nay, người ta trang bị thêm cho thang máy rất nhiều tính ăn an toàn để đảm bảo người dùng có trải nghiệm tốt nhất. Thông qua hệ thống cảm biến thông minh, thang máy có khả năng tự điều chỉnh, dừng lại ở đúng tầng mà bạn mong muốn và xử lý kịp thời tình huống bất ngờ.
Vận hành bền bỉ: Bố trí thang máy cho nhà ống được xem như khoản đầu tư lâu dài vì giá trị khá cao. Nếu bạn sử dụng đúng cách, bảo trì bảo dưỡng đúng hạn thì thang máy có thể hoạt động tốt, bền bỉ vài chục năm.
Giá trị thẩm mỹ: Thang máy cũng được xem như một món nội thất trong gia đình. Bất kỳ sản phẩm nào cũng vậy, người ta đều đề cao 2 yếu tố: chất lượng và mẫu mã. Để đáp ứng được yêu cầu này, nhiều hãng đã thiết kế các dòng sản phẩm mới mẫu mã đa dạng từ chất liệu: inox, kính, gỗ… với hoa văn khác nhau. Tùy vào phong cách thiết kế không gian gia đình là hiện đại, tân cổ điển, đơn giản… mà bạn có thể cân nhắc lựa chọn phù hợp.
Các cách thiết kế thang máy cho nhà ống
Như đã biết, đặc điểm chung của các loại hình nhà ống là diện tích khiêm tốn. Vì vậy, ưu tiên hàng đầu là phải tận dụng hiệu quả không gian. Dưới đây, Thang máy Toàn Phát gửi tới bạn 3 cách bố trí thang máy cho nhà ống hiệu quả nhất hiện nay.
Bố trí thang máy nằm trong thang bộ
Bố trí thang bộ ôm thang máy được đánh giá khá cao bởi sự tiện dụng. Các ngôi nhà chưa có hố thang, diện tích quá nhỏ hoặc không muốn đục phá động chạm đến kết cấu chung thì nên sử dụng phương pháp pháp này. Hoặc nếu bạn có dự định này ngay từ ban đầu, hãy bàn bạc với kiến trúc sư và kỹ sư của đội thi công.
Ưu điểm:
- Tận dụng không gian cực kỳ hiệu quả
- Giữ vững kết cấu nhà
- Tiết kiệm chi phí lắp đặt hố thang
- Có thể không cần làm khung tay vịn cầu thang bộ
Nhược điểm:
- Sẽ gây cảm giác hơi bí bách, chật chội cho ngôi nhà. Vì vậy, nên ưu tiên sử dụng chất liệu kính trong.
Bố trí thang máy ở cạnh thang bộ
Lắp đặt thang máy gia đình ở cạnh cạnh cầu thang bộ là phương án thứ 2 được sử dụng phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, yêu cầu ngôi nhà phải có chiều sâu tương đối. Cách thiết kế thang máy cho nhà ống đem đến sự cân bằng hài hòa cho tổng thể không gian. Thông thường, vị trí xây 2 khu vực này sẽ nằm giữa 2 căn phòng.
Ưu điểm:
- Giữa trọn vẹn được phần giếng trời ở giữa cầu thang bộ. Ngôi nhà sẽ vẫn tiếp nhận được luồng ánh sáng tự nhiên tạo sự thông thoáng không gian.
- Không gian ngôi nhà sẽ được cân bằng hài hòa hơn, tránh cảm giác chen chúc, chật chội.
Nhược điểm:
- Yêu cầu thêm không gian để lắp thêm vị trí hố thang
- Khó áp dụng được cho các công trình cải tạo
- Khi xây dựng, cầu thang bộ cần phải có độ dốc cao hơn, gây khó khăn ít nhiều cho việc di chuyển
Xem thêm:
- 15+ mẫu thiết kế nhà 5x20m có thang máy hiện đại, đẹp nhất
Bố trí thang máy đối diện cầu thang bộ
Một phương án bố trí thang máy cho nhà ống khác được đề xuất là cách bố trí thang máy đối diện trực tiếp với cầu thang bộ. Với cách làm này, việc di chuyển của các thành viên trong gia đình cũng trở nên dễ dàng hơn. Vị trí giếng trời cũng được giữ nguyên.
Ưu điểm
- Ngồi nhà sẽ thông thoáng hơn so với thang bộ ôm thang máy
- Kết cấu thang bộ sẽ được giữ nguyên, đáp ứng an toàn khi sử dụng
Nhược điểm
- Tốn thêm không gian và chi phí chuẩn bị hố thang
Xem thêm:
- Bố trí kiểu nhà vừa thang máy và thang bộ hợp lý nhất
Như vậy, bài viết trên đã chia sẻ tới bạn các cách bố trí thang máy cho nhà ống hiệu quả nhất hiện nay. Dựa trên thực trạng công trình cũng như đánh giá ưu nhược điểm của từng cách, hi vọng bạn đã có đáp án dành cho riêng mình. Nếu bạn đang gặp bất kỳ vấn đề nào cần giải đáp, vui lòng liên hệ với Thang máy Toàn Phát để được hỗ trợ sớm nhất.