Thang máy thuỷ lực
Thang máy thủy lực là loại thang máy sử dụng hệ thống xi lanh thủy lực để nâng hạ vật nặng. Dòng thang máy này có nhiều kiểu thiết kế khác nhau tùy vào mục đích sử dụng, nhưng tất cả các thang máy thủy lực đều hoạt động dựa trên các thành phần chính sau:
- Một xi lanh thủy lực bao quanh một piston
- Một bể chứa dầu
- Máy bơm, được hỗ trợ bởi một động cơ điện.
- Van điều khiển dòng dầu thủy lực.
Các loại thang máy thủy lực
Thang máy thủy lực có nhiều loại, mỗi loại được tối ưu hóa để đáp ứng các yêu cầu về tải trọng, an toàn và tính di động cụ thể. Ở bài phân tích này, Toàn Phát chỉ đề cập tới một số loại thang máy thủy lực thông dụng tại Việt Nam.
- Thang nâng hàng thủy lực: Ứng dụng nhiều trong các nhà máy, xí nghiệp, kho hàng hóa, bãi xe (thang thủy lực nâng ô tô, xe máy…)
- Thang máy thủy lực tải người
Cấu tạo thang máy thủy lực Toàn Phát
- Bộ nguồn thủy lực: Motor hiệu Hitachi Nhật Bản (Sản xuất tại Thái Lan)
- Tủ điều khiển thang thủy lực: PLC Mitsubishi, contactor, relay… nhập khẩu.
- Xi lanh thủy lực: Việt Nam
- Ống thủy lực: Việt Nam
- Cabin: Gia công, sản xuất tại Việt Nam. Nhiều chất liệu khác nhau tùy nhu cầu của khách hàng: sắt hộp, sắt mạ kẽm, tole sơn tĩnh điện, inox…
- Thanh dẫn hướng: Sắt I, H hoặc ray chuyên dụng trong thang máy.
- Xích tải
- Bảng điều khiển: Có hiển thị báo tầng và chiều lên xuống (lựa chọn thêm).
- Công tắc hành trình
- Dây điện nguồn
Cách thức hoạt động của thang máy thủy lực
Trong quá trình hoạt động của thang máy, máy bơm đẩy dầu không nén được từ bình chứa dầu đến xi lanh. Điều này đẩy piston lên trên, cung cấp một lực cần thiết để nâng lực nâng lên. Khi đạt đến độ cao mong muốn, máy bơm sẽ được tắt và thang máy được giữ cố định ở vị trí nhờ dầu bị kẹt trong xi lanh. Để đưa cabin trở lại vị trí ban đầu, một van được mở để xả dầu trở lại bình chứa và piston được hạ xuống bằng lực hấp dẫn.
Thang máy thủy lực bao gồm một số hệ thống tương tác giữa các bộ phận với nhau:
- Tủ điều khiển: Hệ thống điều khiển được thiết kế để kiểm soát lưu lượng và áp suất của dầu thủy lực.
- Bơm: Bơm thủy lực có nhiệm vụ biến đổi cơ năng thành năng lượng thủy lực. Hoạt động cơ học của máy bơm tạo ra chân không ở đầu vào. Điều này buộc dầu thủy lực di chuyển từ bể chứa đến đường đầu vào, sau đó qua đầu ra đến hệ thống thủy lực.
- Động cơ. Động cơ thủy lực là một thiết bị truyền động quay để chuyển đổi năng lượng thủy lực thành mô-men xoắn và chuyển động quay.
- Xi lanh: Xi lanh chuyển đổi năng lượng chất lỏng thủy lực thành lực và tạo ra áp suất trong chất lỏng.
- Pít tông: Pít tông thủy lực, được đặt trong xi lanh, di chuyển lên trên để phản ứng với áp suất chất lỏng.
- Dầu thủy lực: Dầu thủy lực cho phép truyền công suất trong toàn hệ thống.
Ưu và nhược điểm của thang máy thủy lực
Ưu điểm:
- Tiết kiệm không gian và chiều cao
- Không cần đào hố PIT vẫn có thể lắp đặt được thang nâng thủy lực
- Lắp đặt nhanh hơn các loại thang máy khác.
- Tiết kiệm chi phí hơn so với thang máy thông thường.
Nhược điểm:
- Chỉ dành cho những tòa nhà thấp tầng.
- Tốc độ di chuyển chậm.
- Có thể ồn hơn một chút so với các loại thang máy khác. Điều này có thể khắc phục nếu như lắp thêm hộp tiêu âm tại vị trí motor.
Các dòng thang máy thủy lực Toàn Phát cung cấp:
- Thang máy thủy lực loại nhỏ: tải dưới 500kg
Thang nâng hàng thủy lực loại nhỏ thườngđược sử dụng nhiều ở các nhà máy, xí nghiệp, kho hàng, bãi gửi xe máy, nhà trọ, các cửa hàng, showroom… Hàng hóa thường có kích thước nhỏ gọn, kết cấu đơn giản, giá cả vừa phải.
Ngoài thang nâng hàng thủy lực thì thang gia đình thủy lực cũng được nhiều khách hàng lựa chọn bởi nó đáp ứng được nhiều tiêu chí: diện tích xây dựng nhỏ, không cần kết cấu hố thang phức tạp, thi công nhanh gọn, chi phí vừa phải…
- Thang máy thủy lực loại lớn: tải trên 500kg đến 5000kg.
Thang máy thủy lực loại lớn được dung nhiều trong các nhà máy sản xuất, kho hàng lớn, showroom ô tô, bãi gửi xe ô tô… Với đặc điểm là tải hàng hóa có trọng lượng lớn, chi phí cạnh tranh hơn so với thang máy truyền thống, thang máy thủy lực ngày càng được lựa chọn nhiều hơn.
Thông tin chung về sản phẩm thang máy thủy lực của Toàn Phát:
Xuất xứ | Việt Nam |
Thương hiệu | Toàn Phát |
Mã hiệu | Toàn Phát-H |
Xuất xứ Xi-lanh | Việt Nam |
Xuất xứ động cơ | Việt Nam/Nhật Bản |
Tốc độ | 6-10m/p |
Thời gian giao hàng | ~15 ngày |
Hình thức thanh toán | Tiền mặt/chuyển khoản |
Khả năng cung cấp | >=200 thang/năm |
Mã hiệu | Tải trọng (kg) | Kích thước cabin(Dài x sâu)mm | Hành trình(mét) | Độ sâu hố PIT(mm) |
H500 | 500 | 1600 x 1600 | 2-8 | 0-150 |
H1000 | 1000 | 1750 x 1750 | 2-8 | 0-150 |
H2000 | 2000 | 1650 x 2500 | 2-8 | 300 |
H3000 | 3000 | 2350 x 2850 | 2-8 | 400 |
H5000 | 5000 | 2600 x 5000 | 2-8 | 500 |
Các chức năng an toàn của thang máy thủy lực Toàn Phát:
- Thang máy thủy lực được sản xuất và đồng bộ thiết bị tại Việt Nam, phù hợp với nhu cầu và yêu cầu của khách hàng. Chủ động và làm chủ trong dây truyền sản xuất.
- Giới hạn hành trình: Các điểm dừng trên cùng và dưới cùng đều được lắp thiết bị giới hạn hành trình, giúp thang máy không chạy quá hành trình cho phép.
- Giới hạn tải trọng: Thang chỉ hoạt động trong phạm vi tải trọng cho phép.
- Vận hành tự động và thủ công.
- Khi cúp điện: Hạ sàn về vị trí thấp bằng tay.
- An toàn cửa: Thang chỉ chạy khi các cửa đã đóng kín.
- Đèn báo động khi thang vận hành: Lựa chọn thêm
- Cảm biến chống xâm nhập (photocell): Lựa chọn thêm
- Cửa đóng mở tự động: Lựa chọn thêm
- Bảng điều khiển có hiển thị: Lựa chọn thêm
- Có thể sử dụng điện áp 1 phase – 220V cho thang từ 500kg trở xuống.
Thang máy thủy lực là loại thang máy sử dụng hệ thống xi lanh thủy lực để nâng hạ vật nặng. Dòng thang máy này có nhiều kiểu thiết kế khác nhau tùy vào mục đích sử dụng, nhưng tất cả các thang máy thủy lực đều hoạt động dựa trên các thành phần chính sau: […]